Đánh chắn cũng như các game bài khác bạn cần có những thủ
thuật nhất định , thậm chí cần phải có chiêu trò mới có thể giành được phần thắng.
Gò
Đây là kỹ thuật thường áp dụng khi bài của các bạn có nhiều
khả năng sẽ Ù nhưng bạn lại muốn kiếm thêm được nhiều tiền. Có nhiều loại
hình gò khác nhau như:
- · Gò tôm: Gò tôm nói chung là dễ! Gò tôm là loại hình thường diễn ra khi bạn cầm một con thất sách/vạn, một con tam sách/vạn hoặc một chắn tam sách/vạn và 1 con tam văn. Bạn chỉ cần ăn cây thất văn hoặc cây tam, còn thiếu cây nào thì chờ cây sau.
- · Gò lèo: Diễn ra khi các bạn cầm một cạ cửu/ bát, một cây chi và một cây bát/cửu lẻ mà lại không dám hoặc không muốn tẩy để ù bạch định. Lúc này cũng giống như gò tôm, cần ăn cho được một/hai cây cần thiết rồi chờ cây còn lại. Thường là sẽ chờ chi, nếu nhà dưới nó thúc chi vào lọc rồi hoặc chi nổi sớm thì chờ bát hoặc cửu.
- · Gò 8 đỏ: Nói chung là khó. Thường chỉ gò kiểu này khi nhà dưới khát đỏ ra mặt và nhà trên thì tẩy thật lực. Cộng với nọc chiều thì cũng có thể thành công. Nếu đã có từ 5 đỏ trên tay thì công việc tương đối dễ dàng và không gọi là gò nữa. Gò là khi ta chỉ có 4, thậm chí 3 đỏ cùng 2 con văn. 4 đỏ gò 8 đỏ thì dễ hình dung hơn, cứ 1 ăn 1. 3 đỏ gò 8 đỏ thì thiên nan vạn nan.
Tẩy
Thường xảy ra khi bài có 2 hoặc 3 lá bài đỏ. Nếu các lá bài
đỏ này đều lẻ (què) thì bạn sẽ dễ ra quyết định tẩy hơn vì ngoài hậu quả
là nhà dưới có thể ù 8 đỏ ra thì không khó khăn gì khi thực hiện. Trường hợp cả
hai cây trong cạ đều đỏ thì bắt buộc phải tẩy cả cạ. Còn nếu là cạ có một con
văn thì thường cũng phải tẩy cả cạ, nhưng đôi khi nhà dưới hoặc nọc sẽ cho ta
ăn con văn đó và khi đó thì công việc lại trở nên dễ dàng. Nếu các lá bài đỏ
dính một hoặc hai cạ thì việc ra quyết định tẩy sẽ khó khăn hơn nhiều. Tuy vậy
cũng không nên hy vọng nhiều quá vì nhiều khi mình phải cần chính cái con văn ấy
để chờ Ù. Trong trường hợp này thì bạn hãy cố gắng chờ bạch thủ, đừng
nóng vội hãy luôn luôn giữ bình tĩnh.
Ăn bòn
Cầm một chắn bài trên tay, thường do tránh treo tranh, đôi
khi do cố tình (cấu lại của nhà dưới một cây nó thèm ra mặt chẳng hạn) nên tách
chắn ra đưa xuống mặt một cây, trên tay còn lại một cạ hoặc 1 cây trơ lơ mà lại
ăn được nốt cây còn lại thì gọi là ăn bòn.
Chíu
Loại hình gò này cũng rất hay gặp. Cầm ba con giống hệt nhau
trên tay, khi cây còn lại do bất cứ nhà nào đánh ra hoặc do rút nọc mà lên, dù ở
bất cứ đâu thì hô chíu rồi lôi về cửa mình mà chén.
Xé cạ
Xé cạ hiểu đơn giản là chọn 1 lá trong cạ mà bạn đang có để
đánh xuống.
Khi lên bài mà bài của bạn càng tròn càng tốt tức là bài của
bạn nhiều cạ, chắn ít cây lẻ. Nhưng trong hoàn cảnh nào đó vì sắc xuất cây lẻ của
bạn mà đánh ra sẽ bị người chơi dưới ăn mất. Vì vậy bạn phải xé cạ mà đánh, đôi
khi bạn cũng phải xé cả chắn mà đánh để tránh bị người dưới ăn mất cây bạn
đánh. Cũng phải tùy trường hợp mà bạn đánh lá bài nào đi, đặc biệt khi xé cạ để
chờ ù, có cả trường hợp bạn phải đánh để người ngồi dưới ăn được lá bài bạn
đánh (đánh để cho ăn còn khó hơn là đánh để không ăn), khi đánh cho người dưới
ăn lá bài của mình thì lá bài đó phải làm bài của họ tan đàn xẻ nghé.
Xé chắn là kĩ thuật khó nhất khi chơi chắn vì vậy bạn phải
nghiên cứu kĩ khi áp dụng để đạt được kết quả tốt nhất.
Đì
Đì là một thuật ngữ mang tính chuyên môn cao. Thực ra không
có một cách chính tắc nào nói về Đì. Trong thuật ngữ chơi Chắn thì Đì là chỉ một đòn
đánh cho người chơi dưới cánh những quân mà nó không thể ăn được, hoặc là có thể
ăn được nhưng mà ăn thì sẽ dở khóc dở cười.
Đì phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và sự tính toán bài
trước đó, nhìn bài hiện tại và nhìn vào tâm trạng của người chơi bài. Đì đặc
biệt hữu hiệu với những kiểu đánh chéo cánh, một thằng Đì, một thằng ăn rồi chờ
Ù.
Nếu nói xé cạ, câu, gò, tẩy,… là cấp chiến thuật thì Đì là ở
cấp chiến lược, nhất Đì nhì Ù đặt Đì lên trước Ù thể hiện rất rõ tư tưởng là
không ăn được thì đạp đổ, kiểu gì thì cũng phải làm cho nó thấp hơn mình, không
cần phải cao hơn nó. Đây là một trong những tư tưởng chỉ đạo tối cao, là kim chỉ
nam cho mọi hành động của những người chơi Chắn.